PHÂN BIỆT BÌNH CHỮA CHÁY CO2 VÀ BỘT

Thông thường chúng ta chỉ biết bình chữa cháy là để dập lửa. Đó là điều không phải bàn cãi. Nhưng dập lửa như thế nào cho an toàn và hiệu quả. Sử dụng loại bình nào cho trường hợp nào thì không phải ai cũng biết. Đôi khi dùng sai phương pháp sẽ gây ra cháy nghiêm trọng hơn. Hôm nay PCCC PHÚ THUẬN xin hướng dẫn các bạn cách phân biệt 2 loại bình chữa cháy là: Bình CO2 và bình bột.

Nói sơ qua bình bột là bình chứa NaHCO3, dùng khí nén để đẩy bột ra. Bình CO2 thì chứa khí CO2. Cách phân biệt đơn giản mà chính xác nhất là bình bột thì có đồng hồ đo trên đầu và vòi phun thì nhỏ chỉ cỡ ngón chân cái. Bình CO2 ngược lại không có đồng hồ đo, vòi phun lớn và dài.

 

ĐẶT HÀNG QUA SỐ HOTLINE

Gọi ngay Hotline: 0973.970.114  (Tư vấn miễn phí - Thời gian: 7h30 - 17h30) 

Ngại gọi điện? Vui lòng nhập số điện thoại


    LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BÌNH CHỮA CHÁY CO2 VÀ BỘT ABC?

    Trong thời đại công nghệ hiện đại, việc đảm bảo an toàn cháy nổ là vấn đề quan trọng đối với các khu vực có nguy cơ cháy cao như nhà máy, kho chứa, trung tâm dữ liệu, v.v. Hiện nay trên thị trường có 2 loại bình chữa cháy được sử dụng phổ biến là bình CO2 và bình bột. Tuy nhiên, chúng có vẻ ngoài khá giống nhau, nên nếu không để ý kỹ, bạn sẽ nhầm lẫn giữa 2 sản phẩm này. Hãy cùng Phú Thuận tìm hiểu để có thể dễ dàng phân biệt 2 loại bình trên

    Bình chữa cháy CO2 và bột
    Bình chữa cháy CO2 và bột

    Oxy là một trong những điều kiện chính để có thể duy trì đám cháy chính vì thế việc ngăn cản sự tiếp xúc giữa oxy và ngọn lửa là điều tiên quyết để có thể dập tắt được đám cháy. Để có thể làm được điều đó bình chữa cháy thường sẽ có các thành phần chất chữa cháy như:

    1. Chất chữa cháy dạng khí:
      • Khí CO2 (Carbon Dioxide): Loại khí phổ biến, có khả năng thay thế oxy, ngăn cản quá trình oxy hóa và dập tắt ngọn lửa.
      • Khí Argon: Chất khí trơ, không độc hại, có khả năng ngăn chặn phản ứng cháy.
      • Khí HFC (Hydrofluorocarbons): Loại khí thay thế các chất CFC (Chlorofluorocarbons) gây hại cho môi trường.
    2. Chất chữa cháy dạng bột:
      • Bột ABC: Một loại bột đa năng, có thể dập tắt các loại cháy lớp A, B và C.
      • Bột BC: Loại bột chuyên dụng để dập tắt các loại cháy lớp B và C.
      • Bột D: Loại bột dùng để chữa cháy các kim loại dễ cháy như magie, natri, v.v.

    Mỗi loại chất chữa cháy đều có ưu và nhược điểm riêng, do đó việc lựa chọn loại thích hợp phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực cần bảo vệ.

    VẬY PHẢI LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BÌNH CHỮA CHÁY CO2 VÀ BỘT ABC?

    • PHÂN BIỆT BÌNH CHỮA CHÁY CO2 VÀ BỘT  DỰA TRÊN CẤU TẠO BÊN NGOÀI CỦA VỎ BÌNH

    Cấu tạo bình chữa cháy bột: Bình có cấu tạo hình trụ, vỏ được đúc bằng thép và thường được sơn màu đỏ. Vỏ bình, cụm van xả, chốt an toàn, dây loa phun, đồng hồ đo áp. Thành phần chữa cháy là bột khô chứa trong bình. Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu vặn một chiều hay kiểu vặn lò xo nén một chiều. Bình chữa cháy dạng bột có thể chia làm nhiều loại khác nhau dựa vào từng tiêu chí.

    Cấu tạo bình chữa cháy bột
    Cấu tạo bình chữa cháy bột

    Cấu tạo bình chữa cháy khí CO2: có 4 bộ phận chính mà chúng ta cần biết. Đó là vỏ bình, cụm van xả, chốt an toàn, dây loa phun. Trước tiên, về phần thân bình, có thiết kế chung dạng hình trụ đứng. Toàn bộ thân bình được làm từ thép đúc. Đặc trưng của bình chữa cháy đó chính là màu đỏ dễ nhận diện được phủ lên toàn bộ thân bình.

    Cấu tạo bình chữa cháy co2
    Cấu tạo bình chữa cháy co2

    Sự khác nhau về cấu tạo giữa 2 loại bình trên là gì?

    so sánh bình bột và co2
    so sánh bình bột và co2
    Bình Co2 Bình bột
    Loa lớn Loa nhỏ
    Không có đồng hồ đo áp suất ở cổ bình Có đồng hồ đo áp suất ở cổ bình
    Vỏ bình được đúc nguyên khối Vỏ bình được làm từ thép tấm hàn lại với nhau
    Trọng lượng nặng hơn bình bột Trọng lượng nhẹ hơn bình CO2

    Ngoài các sự khác biệt trên chúng ta cũng có thể phân biệt được chủng loại bình bằng cách đọc trên nhãn dán của bình chữa cháy.

     

    • PHÂN BIỆT BÌNH CHỮA CHÁY CO2 VÀ BỘT ABC DỰA TRÊN  NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

    Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy bột

    Khi mở van khóa bình, bột khô sẽ được phun ra khỏi bình nhờ lực đẩy của khí nén qua hệ thống ống dẫn. Khi phun bột vào đám cháy, nó sẽ có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với oxy trong không khí. Bột khô này chứa tới 80% thành phần NaHCO3, kết hợp với nhiệt của đám cháy, sinh ra CO2 giúp dập tắt đám cháy nhanh chóng.  

    Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy CO2

     

    Thành phần chính của sản phẩm này là khí CO2 được nén lỏng ở áp suất cao. Bình chữa cháy khí CO2 dập lửa theo nguyên lý làm ngạt và thu nhiệt. Cụ thể, khí CO2 sẽ làm loãng nồng độ oxy trong vùng cháy, kìm hãm phản ứng cháy. Ngoài ra, khí CO2 trong bình có nhiệt độ cực thấp ( -70 độ C) sẽ thu nhiệt xung quanh làm giảm nhiệt độ trong vùng cháy.

    TẠI SAO CẦN PHÂN BIỆT BÌNH CHỮA CHÁY CO2 VÀ BỘT  

    Bình chữa cháy bột và CO2 đều là thiết bị hữu dụng được dùng để xử lý nhiều đám cháy. Tuy vậy, ứng dụng của 2 loại bình này cũng có sự khác nhau, bạn cần nắm rõ để có thể sử dụng cho hợp lý.

    Bình bột sẽ được dùng để dập tắt nhiều loại đám cháy như rắn, lỏng và khí. Đối với các đám cháy do điện gây ra, bạn không nên sử dụng loại bình này để chữa cháy. Tuy nó có thể dập tắt lửa nhưng luôn làm rỉ sắt, ăn mòn gây hư hỏng nặng cho các thiết bị điện tử. 

    Trong khi đó, bình CO2 lại có thể dùng cho nhiều trường hợp, kể cả cháy do chập điện gây ra. Tuy nhiên, loại bình này sẽ kém hiệu quả trong điều kiện không gian thoáng đãng, có gió nhiều. Bình chữa cháy CO2 cũng không thích hợp dùng để dập lửa do cháy than hay kim loại gây nên, vì khí CO2 tác dụng với C sẽ cho ra CO, là một khí độc. 

     

    Trên đây, Phú Thuận vừa giúp bạn hiểu và phân biệt được bình chữa cháy bột và CO2. Hãy dựa vào nhu cầu của mình mà lựa chọn loại bình chữa cháy cho phù hợp nhất. Đôi khi, trong những trường hợp xấu, nó sẽ giúp bảo vệ được tính mạng cho bạn và những người xung quanh.